Cảm động cô gái Nick Vujicic tại Việt Nam: 15 tuổi học lớp 4, tự kiếm tiền học Đại học
Bị khuyết tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ, chị Nguyễn Thị Huyền (sinh năm 1990) ở Đắk Mil, Đắk Nông có một tuổi thơ đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Việc cả hai tay, hai chân đều không được linh hoạt khiến cuộc sống sinh hoạt bình thường của cô gái ấy cũng trở nên khó khăn hơn người khác gấp hàng trăm lần.
Lớn lên khác biệt với bạn bè đồng trang lứa, ít nhiều chịu đựng những ánh mắt kỳ thị, những lời nói mang nặng tính “sát thương”, những lần phân biệt đối xử đầy bất công, thế nhưng, cô gái quê Đắk Nông ấy luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, yêu đời, khiến mọi người ngưỡng mộ, kính phục.
Sponsored Ad
Dù mang khiếm khuyết nhưng Huyền luôn lạc quan, yêu đời (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Sponsored Ad
Đến năm 15 tuổi, chị Huyền xin ba cho phép đi học và đã được xếp vào lớp 4 với thành tích xuất sắc thể hiện ở bài kiểm tra chất lượng đầu vào. Nhớ lại quãng thời gian tuổi thơ, chị Huyền chia sẻ với Yan:
“Khoảng thời gian đó kinh tế gia đình tôi còn khó khăn, ba mẹ tôi cũng lo lắng rằng tôi sẽ bị bạn bè trêu ghẹo khi tới trường. Vì vậy, đã không thể cho tôi đi học như các bạn đồng trang lứa, nhưng không vì thế tôi bỏ qua việc học hành của bản thân, tôi đã tự học và rèn luyện viết chữ rất chăm chỉ”.
Huyền là con thứ tư trong gia đình có bảy anh chị em (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Sponsored Ad
Người ta thường nói “nét chữ nết người’’, viết chữ không chỉ để lưu lại và truyền tải thông tin mà còn thể hiện chính cốt cách của người viết, có vẻ như nhờ có một tinh thần kiên cường, ý chí không chịu khuất phục nên nét chữ của chị cũng đẹp và có hồn đến vậy.
Qua quá trình cố gắng học tập và rèn luyện không ngừng, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, chị đã thi đậu Đại học Công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh và cùng ba chuẩn bị hành trang lên thành phố để thực hiện những bước đi đầu tiên cho hoài bão của mình.
Dù gặp khó khăn, Huyền vẫn không bao giờ chịu khuất phục (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Sponsored Ad
Đứng trước khát vọng rực lửa của cô gái, mọi khiếm khuyết cũng phải “đầu hàng”. Dù cho khó khăn ra sao, vất vả như thế nào đi chăng nữa, chị vẫn cố gắng vượt qua, không để bản thân phải làm gánh nặng của gia đình.
Nhớ lại về quãng thời gian bước sang môi trường mới, chị Huyền tâm sự: “Tay mình bị cong, chân thì yếu, đi được nhưng lại không có cân bằng để đứng vững, chân thường xuyên bị mổ áp xe nên hơi khó khăn. Trong mọi công việc thường ngày, mình luôn cố gắng để tự làm. Cũng phải mất một thời gian để làm quen với mọi thứ. Hiện tại, mình đã làm được tất cả việc nhà để chăm sóc bản thân, thậm chí là việc nấu ăn”.
Sponsored Ad
Cô gái 9X coi sự khiếm khuyết của cơ thể như là một thử thách mà bản thân phải vượt qua (Ảnh: Nhân vật cung cấp) Dần lớn, Huyền càng hiểu và không coi sự khiếm khuyết của mình là bất hạnh. Ngược lại, chị chấp nhận và tìm cách vượt qua. Mỗi lần gặp chông gai, chị Huyền lại nhớ tới bậc sinh thành, những người đã hy sinh cả cuộc đời để chị có được cuộc sống như ngày hôm nay.
Sponsored Ad
Nhờ những đóng góp, cống hiến không ngừng nghỉ trong nhiều năm qua, chị Huyền đã gặt hái cho mình nhiều giải thưởng cao quý: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội về sự nỗ lực vượt khó, vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong học tập và lao động sản xuất giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012; Giấy khen của BCH Hội sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh năm 2017; bằng khen của Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam năm 2020,…; giải nhất cuộc thi kĩ năng thuyết trình; giải thí sinh ứng xử hay nhất; thí sinh có phần thi viết tốt nhất,…
Sponsored Ad
Hàng loạt giải thưởng cho sự cống hiến và nhiệt huyết của Huyền trong nhiều năm qua (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Hiện tại, chị Huyền đang rất thành công trong vai trò mới: Cô giáo dạy Content chuẩn SEO. Học đại học tại trường Công nghệ thông tin, thầy giáo và các bạn thấy chị Huyền có năng khiếu nên đã hướng dẫn, “dìu dắt” chị những “bước đi” đầu tiên.
Đến nay, khi đã trở thành một cô giáo đầy thành tích trong nghề, chị lại dùng những kiến thức mình đã được học, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để dạy lại cho các thế hệ sau. Trong tương lai, cô giáo Huyền cho biết sẽ tiếp tục cố gắng, không ngừng nghỉ để nâng cao năng lực chuyên môn, đồng thời tiếp tục mang năng lượng tích cực, truyền cảm hứng cho mọi người qua các trang mạng xã hội cũng như những người có duyên gặp gỡ, tiếp xúc với chị.
Ngoài trang “Ánh trăng khuyết confessions” với hơn 9 nghìn người theo dõi, chị Huyền còn là chủ kênh TikTok huyencontent đạt gần 33 nghìn lượt follow. Tất cả các kênh đều nhằm kết nối những mảnh đời bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Huyền xây dựng kênh TikTok để truyền tải năng lượng tích cực (Ảnh chụp màn hình)
Đặc biệt, không chỉ nỗ lực thay đổi tương lai bản thân, chị Huyền còn dành nhiều thời gian “làm đẹp” cho cả những mảnh đời khác bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện. Được biết, chị là cựu sinh viên nhưng vẫn hoạt động tích cực trong câu lạc bộ Công tác xã hội, trường Công nghệ thông tin. Thông qua các sự kiện, cảm nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và nguồn năng lượng của chị Huyền, nhiều sinh viên đã có thêm niềm tin, hy vọng trong cuộc sống.