Nhường đường cho người đi bộ là "chuyện lạ Việt Nam"?
"Tôi chưa bao giờ thấy CSGT phạt tài xế nào về lỗi không nhường đường cho người đi bộ. Những biển báo nhắc nhở "nhường đường" dường như cũng chả được mấy ai lưu tâm", một người dân chia sẻ.
Người đi bộ bị "lép vế"?
8h20 sáng 28/7, chị N.H.Đ. (ở Ba Đình, Hà Nội) đang đi bộ qua đường Láng Hạ để tới nơi làm việc thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao lên, quệt vào phần vai, chị Đ. ngã xuống đường.
Nhiều nhân chứng cho biết, thời điểm xảy ra sự việc, chị Đ. đang đi đúng làn đường (có vạch kẻ đường) dành cho người đi bộ và đèn tín hiệu cho người đi bộ đã chuyển màu xanh.
Sau cú va chạm, chị Đ. bị thương nhẹ ở tay. Chị cho biết, đây không phải lần đầu chị "khủng bố" khi đang đi bộ qua đường.
Sponsored Ad
Mặc dù đi bộ qua đường đúng vạch kẻ đường, đúng tín hiệu đèn xanh, nhưng đôi nam nữ vẫn phải nhìn trước, ngó sau, sợ bị các phương tiện đâm trúng (Ảnh chụp tại phố Bà Triệu sáng 28/7) (Ảnh: Văn Yên).
Trước cổng Đại học Bách Khoa trên đường Giải Phóng, một nhóm sinh viên nép vào nhau, dắt díu vội sang đường tại nơi có vạch kẻ dành cho người đi bộ, trước những phương tiện đang lao vụt qua. Nam sinh Nguyễn M.T. bày tỏ, ngày nào em cũng đi bộ qua đây ít nhất 2 lần và hiếm hoi lắm mới có tài xế đi chậm lại nhường đường; chuyện nhường đường cho người đi bộ giống như "chuyện lạ Việt Nam"!
Sponsored Ad
Theo ghi nhận của PV Dân trí vào sáng 28/7 tại các tuyến đường như Giảng Võ, Nguyễn Thái Học, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Lê Duẩn, Xã Đàn... (Hà Nội), tình trạng các phương tiện giao thông chuyển làn, vượt đèn đỏ, không nhường đường cho người đi bộ, không hiếm gặp.
Nhiều người dân cho rằng, việc nhường đường cho người đi bộ dường như rất xa xỉ ở Việt Nam, trong khi ở nhiều nước văn minh trên thế giới, đây là việc hiển nhiên phải làm khi tham gia giao thông.
Ông Hoàng Hữu (63 tuổi, ở Hoàn Kiếm) cho biết, theo ông được biết, ở nhiều nước, các tài xế đều chủ động nhường đường cho người đi bộ khi họ đi qua vạch ưu tiên, giúp người đi bộ đi qua an toàn và dễ dàng. Luật pháp tại các nước này cũng áp dụng những mức phạt nặng nếu tài xế cố tình không nhường đường cho người đi bộ hay người khuyết tật.
Sponsored Ad
Người đi bộ băng qua giữa "rừng phương tiện" trên phố Nguyễn Thái Học (Ảnh: Văn Yên).
Sponsored Ad
Thực tế giao thông tại Hà Nội, mỗi lần người dân qua bộ qua đường, bất kể là điểm có vạch kẻ đường ưu tiên hay không, đều phải rất cẩn trọng, nhìn ngang liếc dọc, liên tục vẫy tay xin đường, vội vàng luồn lách qua các phương tiện, nhưng các tài xế ô tô, xe máy thường hiếm khi "mềm lòng" nhường đường mà đều cố vít ga lao vun vút vượt qua trước mặt.
Mức phạt quá nhẹ?
Theo luật giao thông đường bộ năm 2008 về chuyển hướng xe, khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Sponsored Ad
Với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô nếu phạm lỗi không nhường đường cho người đi bộ sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Ngoài ra, nếu gây tai nạn còn bị áp dụng hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng và phải bồi thường thiệt hại.
Sponsored Ad
Người phụ nữ điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, lấn làn đường của người đi bộ trên phố Nguyễn Thái Học sáng 28/7 (Ảnh: Văn Yên).
Tương tự, đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, nếu người điều khiển không nhường đường cho người đi bộ cũng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng...
Trao đổi với PV Dân trí, một cán bộ Đội CSGT số 3 (Công an Hà Nội) cho biết, hiện nay luật giao thông đường bộ đã quy định về mức phạt đối với các trường hợp không nhường đường cho người đi bộ, tuy nhiên mức phạt này vẫn còn khá thấp nên không đủ sức răn đe, cơ bản không khiến các tài xế quan tâm.
Sponsored Ad
"Có nhiều người nắm được quy định pháp luật nhưng do tính ích kỷ cá nhân nên họ không có khái niệm nhường đường cho người đi bộ. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, một số bộ phận không nhỏ người dân đi bộ qua đường ý thức cũng chưa được cao, họ có thể bất chấp tín hiệu đèn giao thông, mật độ giao thông đông đúc mà lao qua đường, khiến tình trạng ùn tắc trở nên nghiêm trọng hơn và rất dễ gây ra tai nạn giao thông", vị cán bộ CSGT nêu quan điểm.
Những tấm biển báo đường dành cho người đi bộ dường như không mấy ý nghĩa với người tham gia giao thông ở Hà Nội (Ảnh minh họa: Văn Yên).
Về việc xử lý vi phạm lỗi không nhường đường cho người đi bộ, cán bộ CSGT cho biết, hiện nay đơn vị vẫn đang tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cho người tham gia giao thông ý thức hơn về việc tuân thủ luật giao thông đường bộ. Với hành vi không nhường đường cho người đi bộ thì chủ yếu là nhắc nhở.
Chị Nguyễn Ngọc Mai, một người có thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng và thường xuyên đi bộ qua đường, chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ thấy CSGT phạt tài xế nào về lỗi không nhường đường cho người đi bộ. Những biển báo nhắc nhở "nhường đường" dường như cũng chả được mấy ai lưu tâm. Tôi thường xuyên phải đi bộ qua các tuyến phố đông đúc, mình yếu thế thì tự lo mà tránh, chứ chờ được ưu tiên với nhường đường chỉ thiệt thân!".
Quy tắc nhường đường trong trường hợp gặp người đi bộ, người khuyết tật đi qua đường
Biển báo nhường đường cho người đi bộ.
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện gặp tín hiệu đèn vàng thì có thể đi được, nhưng phải chú ý giảm tốc độ và quan sát thật kỹ để nhường đường cho người đi bộ.
Ở những nơi có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải chú ý quan sát đường, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật qua đường.
Nếu không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện nếu thấy người đi bộ, người khuyết tật băng qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật qua đường và đảm bảo được an toàn.