Tâm sân hận tạo nên bi kịch cuộc đời
Đức Phật đã nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”. Lửa sân hận nhen nhúm rất đơn giản, tưởng chừng không có gì nguy hại nhưng thiêu đốt tất cả công đức đã gieo trồng, những việc làm từ thiện, dấn thân trong cuộc đời.
Theo nhà Phật, cơn giận dữ như ngọn lửa có thể thiêu cháy tất cả. Ai nuôi dưỡng cơn giận dữ trong lòng là đang tình nguyện đưa ngọn lửa vào thiêu đốt tâm thành tro bụi, làm cho hành động mang tính hủy diệt và mối quan hệ giữa tình người, kể cả với người thân trở thành nội kết khổ đau. Ngược lại, nếu biết kiềm chế, chế ngự và chuyển hóa cơn giận thì không gây tổn hại và hủy diệt. Rất khó đối trị lòng sân hận, rất khó phát triển lòng kham nhẫn. Kham nhẫn là đức tính duy nhất thắng được sân hận.
Sponsored Ad
Ai nuôi dưỡng cơn giận dữ trong lòng là đang tình nguyện đưa ngọn lửa vào thiêu đốt tâm thành tro bụi, làm cho hành động mang tính hủy diệt và mối quan hệ giữa tình người, kể cả với người thân trở thành nội kết khổ đau. Nguồn ảnh: Internet
Có trường hợp đức Phật so sánh cơn sân hận như đám mây. Nó có thể che lấp bầu trời ánh sáng trí tuệ, nhận thức, hành động của con người. Trong đạo Phật, mặt trời được ví như đường dẫn đạo, sự xuất hiện của nó mang lại ánh sáng, sự sống cho tất cả các hoạt động của người, vạn vật. Khi sân hận che phủ mặt trời nhận thức thì có mắt mà không nhìn thấy, có tai mà không nghe, các giác quan bị ức chế. Cho nên, người sân hận có phản ứng dễ nổi loạn, xung đột hoặc làm bất cứ việc gì để thoả mãn cơn giận. Tuy nhiên, ta càng thoả mãn cơn giận thì khổ đau càng gia tăng, sự thoả mãn cái tôi trong cơn giận không phải là giải pháp.
Sponsored Ad
Có người nói giận dữ không phải là quá xấu xa, đôi khi cũng nên thể hiện cơn giận để xả bớt những bức bối trong cơ thể. Một số bác sĩ trị liệu đôi khi còn khuyên nên nổi giận. Có lẽ tôi không bàn đến chuyện đúng sai ở đây nhưng thực tế đều cho thấy rằng cái giá của cơn giận rất đắt, cực kỳ đắt. Nó không chỉ là “viện phí” mà bạn trả cho bác sĩ trị liệu; về tâm linh nó rất tổn hại. Nếu trong cuộc sống hằng ngày bạn thường xuyên nổi giận thì chính những cơn giận ấy sẽ làm mất đi cái tâm trong sáng, yên bình. Giận dữ làm cho bạn khốn khổ và làm cho người xung quanh cũng trở nên khốn khổ – gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cả xã hội cũng trở thành khốn khổ bởi cơn giận của bạn.
Sponsored Ad
Cơn giận cướp đi của bạn sự thoải mái của cả thân và tâm. Và chừng nào mà bạn còn nuôi niềm sân hận, cơn giận sẽ bùng lên thiêu đốt và hành hạ bạn. Nguồn ảnh: Internet
Sponsored Ad
Đức Phật đã nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”. Lửa sân hận nhen nhúm rất đơn giản, tưởng chừng không có gì nguy hại nhưng thiêu đốt tất cả công đức đã gieo trồng, những việc làm từ thiện, dấn thân trong cuộc đời, những tình thương đã chia sẻ, phục vụ cộng đồng và xã hội, thiêu đốt tất cả mối quan hệ tình người. Cơn giận dữ còn là quả bom làm nổ tung tất cả nhịp cầu quan hệ giữa các quốc gia.
Cơn giận cướp đi của bạn sự thoải mái của cả thân và tâm. Và chừng nào mà bạn còn nuôi niềm sân hận, cơn giận sẽ bùng lên thiêu đốt và hành hạ bạn. Không có niềm vui mới nào sẽ sinh khởi và cả niềm vui đã có cũng tiêu tan. Gốc rễ của sân hận bắt nguồn từ thái độ sợ hãi. Sợ hãi bắt nguồn từ vô minh dẫn đến si mê. Đương sự sân hận không biết tình huống của vấn đề diễn ra theo cách nào, không nắm chắc được kết quả của vấn đề đó như thế nào và cũng không rõ đối tác thuộc về thiện hay ác, tích cực hay tiêu cực thì dẫn đến lo sợ.
Sponsored Ad
Từ lo dẫn đến sợ. Nỗi sợ hãi khiến đương sự nảy sinh ra một chuỗi các vấn đề, bắt đầu bằng câu hỏi tại sao, bằng cách nào và làm thế nào để đối phó? Câu hỏi đặt trên nền tảng hoài nghi. Hoài nghi lại trở thành chất xúc tác làm cơn sợ hãi có thể bùng phát mãnh liệt.
Khi bị cơn giận thiêu đốt, người ta có khuynh hướng trút sự nóng giận hay cơn thiêu đốt đó vào đối tượng khác, nhưng không ngờ sự trút đổ vô lối đó càng làm cơn giận gia tăng. Nhiều người sai lầm khi cho sự sân hận là động cơ của hành động. Từ quan niệm sai lầm này, có người muốn chứng tỏ ta đây có sức lực, trí khôn, là người thành công chứ không phải người ăn bám nên đã trút đổ vô tội vạ sự bất mãn và sân hận. Dĩ nhiên, có thể mang lại nỗi đau cho người khác. Sự thỏa mãn tự hào và ngạo nghễ trong thành công sẽ tạo thành nội kết lớn hơn, nguy hiểm hơn. Người bị ngạo nghễ thách đố nếu kháng cự thì nội kết giữa hai người sẽ bốc cháy và trở nên nguy hại.
Sponsored Ad
Chắc hẳn chúng ta không thể nào cảm thấy được nghỉ ngơi bất cứ lúc nào trong ngày, thậm chí không thể nào tập trung tư tưởng hay suy nghĩ nếu chúng ta giận dữ. Theo giáo pháp truyền thống, cơn giận được ví như lửa đốt cháy nhiều nhiên liệu – thứ nhiên liệu được tạo ra từ đức hạnh. Hãy tưởng tượng chỉ trong một phút giận dữ rất nhiều công đức tích luỹ từ bao lâu nay bị đốt cháy. Tạo ra nghiệp thiện thật là khó. Phải nỗ lực rất nhiều, suy nghĩ nhiều và hy sinh nhiều. Ấy thế mà một phút giận dữ có thể làm tiêu tan tất cả.
Những sự việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường khiến chúng ta dễ nổi giận giống như những hạt cát vướng mắc trong đôi giày bạn đang đi và nó khiến bạn khó chịu.
Vậy bạn lựa chọn cách giũ bỏ hạt cát hay vứt bỏ đôi giày? Lựa chọn là ở mỗi chúng ta, tuy nhiên chúng ta không thể không mang giày vì còn con đường dài phía trước, vậy tại sao chúng ta không chịu giũ bỏ hạt cát?