Con gái đi học về ôm đầu khóc, mẹ thất kinh khi thấy vật thể lạ trên đầu con, đưa vào viện gấp

Người mẹ sợ hãi khi phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng.

Báo Người đưa tin ngày 11/1 có bài Con gái đi học về ôm đầu khóc, mẹ thất kinh khi thấy vật thể lạ trên đầu con, đưa vào viện gấp. Nội dung như sau:

Ở nhà với bố mẹ, dù trẻ có nghịch đến mấy thì bố mẹ cũng dễ kiểm soát hơn. Nhưng khi đến trường học, mọi sự phụ huynh đều phải trông cậy vào giáo viên. Môi trường tập thể có nhiều trẻ em, thế nên việc thầy cô không quản được tất cả cũng là điều khó tránh khỏi. Thế nên, đôi khi sẽ có một số tình huống đùa nghịch của học sinh mà giáo viên không thể nào lường trước, và vì vậy mà dẫn đến những sự cố không mong muốn.

Sponsored Ad

Mới đây, trong một hội nhóm nuôi dạy con (Trung Quốc), một bà mẹ có con gái học mẫu giáo đã đăng tải loạt hình ảnh và chia sẻ một tai nạn xảy ra với nàng công chúa của mình khiến cõi mạng tá hoả.

Theo đó, bà mẹ cho biết hôm qua khi con đi học về, vừa về đến cửa đứa trẻ đã khóc thét ôm mẹ. Ban đầu chị hoang mang không hiểu vì lý do gì con lại có trạng thái này, cho đến khi thấy con bỏ mũ ra và chỉ vào đầu tóc thì người mẹ mới điếng người. Đầu tóc đứa trẻ bị một vật thể lạ bám dính vào làm rối ren một cục, trông rất kỳ dị.

Sponsored Ad

Lúc này, chị hốt hoảng hỏi con chuyện gì đã xảy ra, đứa trẻ vừa khóc vừa kể chuyện ở trên trường chơi slime (được ví là “chất nhờn ma quái” được làm từ keo xà phòng, keo làm hồ dính) với các bạn, và trong khi nghịch ngợm qua lại thì con đã bị một bạn học bôi slime lên đầu. Tuy nhiên thời điểm này cũng sắp tan trường, con vì sợ cô giáo mắng nên đã giấu nhẹm tình huống này cho đến khi về nhà.

Sponsored Ad

Biết đây là trò nghịch vô ý của con, vì đứa trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được hậu quả nên người mẹ không la mắng, mà chỉ trấn an, nhắc nhở và giải thích cho con gái về tình huống vừa xảy ra. Sau đó, chị đã tìm cách xử lý nhưng loay hoay mãi vẫn không hiệu quả. Sợ làm không đúng có thể khiến đầu tóc con bị thương, chị quyết định đưa con đến bệnh viện để nhờ các bác sĩ đưa ra hướng loại bỏ vật thể này. Nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ, y tá mà con gái chị đã “bình thường” trở lại như trước.

Sponsored Ad

Trường hợp nghịch ngợm của trẻ ở trường như thế này trên thực tế diễn ra rất thường xuyên. Đó là lý do mà nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi con bắt đầu đi học, có 3 điều bố mẹ nên nói với giáo viên để con mình được quan tâm và săn sóc nhiều hơn.

– Thứ nhất: Con tôi nghịch ngợm, xin hãy lưu ý cháu một chút

Khi bố mẹ trao đổi như vậy, nghĩa là đã gửi đi thông điệp muốn cô giáo quan tâm đến con mình nhiều hơn một chút. Thật ra, dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, cô giáo cũng có thể ít nhiều nắm bắt được đặc điểm của từng trẻ. Nhưng sự trao đổi như vậy của gia đình sẽ giúp cô giáo lưu tâm tốt hơn tới những bạn mới đi học.

Sponsored Ad

– Thứ hai: Nếu có gì đó cần tôi giúp, xin hãy cứ nói với tôi

Trong những ngày đầu con đi học, sự quan tâm của các bậc phụ huynh thể hiện trọn vẹn sự nhiệt tình của họ đối với nhà trường, đồng thời thể hiện tình yêu thương vô bờ bến dành cho con.

Nếu như trẻ gặp một số vấn đề chưa thể thích nghi ngay được, cô giáo lại quá bận rộn với các bạn, gia đình hoàn toàn có thể phối hợp, hỗ trợ cùng với cô giáo để khắc phục những điều này trong giai đoạn trẻ mới đi học. Bạn nên nói với cô giáo về lời đề nghị này để cô giáo cảm thấy được tiếp sức và hỗ trợ.

– Thứ ba: Con tôi cần khắc phục hay phát huy điều gì không thưa cô giáo?

Sponsored Ad

Điều này giúp bạn hiểu hơn về tình trạng của con ở trường thông qua lời trao đổi của cô giáo để từ đó thêm tin tưởng, hỗ trợ và giúp đỡ con phát triển hơn nữa tính cách độc lập để. Tính cách độc lập được trau dồi ngay từ khi còn nhỏ và sẽ có lợi cả đời.

Nhìn chung, khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi thứ 3 là trẻ bắt đầu một giai đoạn mới đi học, tương tác với mọi người xung quanh, học cách tự lập. Đây là bước đầu tiên đáng tự hào. Là cha mẹ, bạn cần hướng dẫn tích cực hơn, động viên và tin tưởng con nhiều hơn. Có như vậy con mới tự tin, năng động, khỏe mạnh và hạnh phúc.

Sponsored Ad

Trong tình huống con gặp tai nạn khi vui chơi, bố mẹ cần phản ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là các bước cần thực hiện:

– Bình tĩnh xem xét tình hình: Đầu tiên, bố mẹ cần giữ tâm lý bình tĩnh để đánh giá tình hình. Điều này giúp bố mẹ có sự sáng suốt và tập trung để có thể đưa ra những sự hỗ trợ và xử lý kịp thời, hiệu quả cho con.

– Đánh giá và sơ cứu: Đánh giá mức độ và tính chất của vết thương hoặc tai nạn. Nếu có thể thì hãy thực hiện sơ cứu ban đầu như áp dụng băng bó, làm sạch vết thương, nén chặt để kiểm soát chảy máu, hoặc đặt đúng tư thế cho vị trí bị tổn thương. Tuy nhiên, chỉ được phép thực hiện các biện pháp sơ cứu mà bố mẹ đã được đào tạo hoặc có kiến thức tốt về chúng.

– Gọi cấp cứu: Nếu tình huống nghiêm trọng hoặc cần sự can thiệp y tế chuyên nghiệp, bố mẹ nên gọi số cấp cứu hoặc đưa con ngay đến bệnh viện gần nhất. Đồng thời, thông báo cho nhân viên y tế về tình huống cụ thể và triệu chứng của con trẻ.

– Động viên, xoa dịu con trẻ: Trong quá trình xử lý tình huống, bố mẹ cần liên tục giao tiếp với con trẻ, giữ cho con trạng thái bình tĩnh và hợp tác. Lập tức đưa ra lời an ủi, nói chuyện nhẹ nhàng và động viên để cho con biết rằng bố mẹ đang ở bên và sẽ chăm sóc con tốt nhất.

– Thăm khám và theo dõi: Sau khi cung cấp sơ cứu ban đầu, bố mẹ nên đưa con trẻ đến bác sĩ hoặc bệnh viện để được thăm khám và đánh giá kỹ hơn. Bác sĩ sẽ xác định mức độ tổn thương và đề xuất các biện pháp điều trị, cũng như sự chăm sóc phù hợp.

– Rút kinh nghiệm: Sau khi tình huống đã được giải quyết, bố mẹ cần phân tích nguyên nhân của tai nạn và học từ kinh nghiệm đó. Điều này giúp bố mẹ nắm bắt được những nguy cơ tiềm ẩn, và đưa ra các biện pháp ngăn chặn để tránh tình huống tái diễn tương tự trong tương lai.

Báo Người đưa tin ngày 7/1 có bài Cha mẹ ly hôn, con gái học lớp 7 nhắn tin xin tiền học, câu trả lời của người cha khiến tất cả chết lặng. Nội dung như sau:

Đối với nhiều cặp vợ chồng thì việc ly hôn đều không dễ dàng bởi trước quyết định khó khăn ấy sẽ còn nhiều thức ràng buộc. Và hơn hết, ai cũng hiểu rằng sau một cuộc hôn nhân tan vỡ, những tổn thương tâm lý của người trong cuộc và con trẻ là điều không tránh khỏi.

Dẫu biết rằng có một số trường hợp ly hôn là quyết định cuối cùng và cần thiết khi cuộc hôn nhân đã không còn cách cứu vãn. Tuy vậy, khi đối mặt với những sự đổ vỡ khi hôn nhân không hạnh phúc, chắc hẳn không ai có thể tránh khỏi những xót xa đau buồn. Dẫu rằng người lờn sẽ đủ mạnh mẽ để vượt qua nhưng đối với con trẻ thì đôi khi nó lại là cú sốc sớn, một vết thương lòng khó phai mờ. Chính vì vậy, các cặp đôi cần suy nghĩ thấu đáo trong cách ứng xử để giúp trẻ hạn chế tổn thương.

Một người phụ nữ đã chia sẻ dòng trạng thái kể về thái độ và hành vi của cô con gái đang học lớp 7 khi bị ảnh hưởng bởi cuộc hôn nhân tan vỡ của bố mẹ đã khiến nhiều người phải suy tư. Đáng nói, thái độ và cách cứ xử của người cha càng khiến nhiều người bức xúc và cho rằng việc của người lớn nên giải quyết riêng thay vì trút lên đầu con trẻ khiến chúng tổn thương và ám ảnh tâm lý.

Thái độ của người cha đã khiến cô con gái bị tổn thương vô cùng

Tài khoản H.N. chia sẻ, “Làm cha mẹ đã không cho con được cuộc sống hạnh phúc giờ đến tình cảm dù ít ỏi cũng không cho con bé được cảm nhận. Tôi luôn lo cho con đầy đủ nhưng tháng này có lẽ con bé thấy mẹ xoay sở khó khăn vì hàng bán chậm, mối hàng giục tất toán để hết năm nên nó xin bố tiền học thêm thì bố nó nói thế này.

Nó năm nay lớp 7, càng ngày càng thu mình ít nói, gia đình lại vụn vỡ, tình thương từ cha cũng không có, thực sự tôi có nói bao nhiêu lần tôi yêu con bé thì đối với nó tuổi thơ vẫn vô cùng tồi tệ”.

Kèm theo đó là dòng tin nhắn qua lại giữa hai bố con. Cụ thể, cô bé đã gửi tin nhắn xin tiền cho bố một cách rất lễ phép và kèm theo những icon rất đáng yêu. “Bố ơi, tháng này bố cho con xin tiền học tiếng Anh có được không ạ. Của con là 3 triệu 700 đồng. Của em Bi là 3 triệu 300 nghìn đồng”.

Thế nhưng đáp lại nhưng tin nhắn ấy là câu nói lạnh lùng nhưng lại đầy tính sát thương đến từ người cha. “Bố chỉ gửi tiền em Bi thôi. Đúng lý là bố nuôi em Bi còn mẹ nuôi con nhưng mẹ con đòi nuôi cả hai. Cho nên bố chỉ trả tiền học của em Bi còn tiền học của con mẹ sẽ trả nhé.

Con dặn mẹ sống tiết kiệm vào. Chi tiêu phung phí đến lúc cần không xoay xở được”.

Để từ chối con trẻ, người lớn sẽ có nhiều cách khéo léo khác nhau hoặc sẽ nói chuyện lại với mẹ của các con thay vì “dội gáo nước lạnh” trực tiếp cho cô con gái nhỏ. Dù chỉ mới học lớp 7, nhưng những lời nói của bố có lẽ đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của cô bé, rằng bố mẹ đã chia tay và tình thương, sự quan tâm của bố cũng dẫn xa cách và không còn được như trước nữa.

Ngay sau khi câu chuyện trên được chia sẻ đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ không hài lòng khi đọc được những dòng tin nhắn của người cha bởi nó ít nhiều gì cũng đã làm tổn thương con trẻ và có sự phân biệt giữa hai chị em.

“Mình không quan tâm chuyện hai vợ chồng như thế nào. Nhưng không muốn cho con gái tiền học thì cũng có nhiều cách để nói cho con hiểu mà. Biết nghĩ thì người ta sẽ nói “bố còn có 4 triệu, bố đóng cho 1 đứa trước nhé, để bố có lương hay kiếm thêm được thì sẽ cho thêm các con tiền học nhé rồi sau đấy không đưa hay nói chuyện lại với mẹ của bọn trẻ về việc phân chia chu cấp, học hành cũng không muộn. Còn nói kiểu kia là để dằn mặt vợ, thể hiện luôn là cô dành nuôi con thì cô phải chịu. Chỉ thương con mình thôi, vì có một tuổi thơ không trọn vẹn vì gia đình tan vỡ”, tài khoản D.L chia sẻ.

Bạn H.N.N bày tỏ, “Không biết điều kiện kinh tế tài chính ông bố như nào, nhưng nói ra mấy câu đấy với con mình thì tệ quá. Tổn thương nhất vẫn là những đứa trẻ…! Có những điều phải suy nghĩ ti tỉ lần để quyết định. Nhưng thứ duy nhất cần níu giữ, bảo vệ khỏi những tổn thương, những sóng gió là những đứa trẻ. Tình thương của mẹ sẽ bù đắp tất cả, cả phần của người cha vô tâm kia nữa. Hi vọng rằng các con dù bằng cách này hay cách khác đều sẽ được trọn vẹn đủ đầy…”.

Bạn có thể cũng thích bài viết này