Hệ quả từ những cuộc ‘hôn nhân trắng’ trong xã hội ngày nay: Vợ chồng sống cùng nhà nhưng coi nhau như người dưng

Mọi người ở đây đã từng nghe về khái niệm ‘hôn nhân trắng’ chưa? Đó chính là cụm từ dùng để chỉ những cuộc hôn nhân dù không có hạnh phúc nhưng vợ chồng không ly hôn mà vẫn cố sống cùng nhau (vì nhiều lí do).

Theo lẽ thường, trong hôn nhân, nếu xảy ra vấn đề gì đó không giải quyết được thì có thể sẽ ‘ly hôn’ để giải thoát cho nhau đi tìm hạnh phúc mới. Tuy nhiên, thực tế trong xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều cuộc ‘hôn nhân trắng’ giống như sóng ngầm giữa biển cả.

Vậy nếu cứ duy trì những cuộc hôn nhân đó thì sẽ dẫn đến hậu quả gì. Và trong trường hợp hôn nhân không hạnh phúc, chúng ta cần phải làm gì mới đúng.

Sponsored Ad

Hôn nhân trắng giống như một thỏa thuận ngầm giữa 2 người, bên ngoài nhìn vào là vợ chồng, bên trong là người dưng cuộc sống không ảnh hưởng, không can thiệp lẫn nhau

Cuộc hôn nhân hơn 16 năm nhưng tình yêu và tình cảm dành cho nhau hiện tại chỉ bằng 0

Lấy nhau hơn 16 năm nhưng khoảng 6 – 7 năm nay, vợ chồng anh N.V.H. và chị P. T. Y. (TP Hải Dương) sống ly thân. Dù chung nhà nhưng hai người không nói chuyện, không chia sẻ công việc riêng cho nhau, ai đi đâu hay làm gì cũng không cần thông báo cho người kia. Đến bữa cơm, nếu có mặt ở nhà thì ăn, còn không thì không phải chờ, quần áo của ai người đó giặt, việc của gia đình nào thì người đó tự lo.

Sponsored Ad

Sợi dây duy nhất kết nối hai người đó là cô con gái đang học lớp 11. Song mỗi lần nói chuyện, anh chị khá kiệm lời hoặc nhắn tin qua điện thoại.

Chia sẻ về lý do chấp nhận cuộc sống như vậy, anh H. cho biết đó là vì con. Con anh ở cái tuổi “ẩm ương”, nếu không sâu sát, hay bị tác động tâm lý mạnh cháu có thể phát sinh tiêu cực, làm những điều không tốt. Cháu luôn mong muốn bố mẹ hạnh phúc, vui vẻ nên anh không nỡ nhìn thấy con buồn. “Đợi khi nào cháu trưởng thành, biết suy nghĩ hơn tôi sẽ phân tích cho con hiểu để cảm thông với bố mẹ”, anh H. nói.

Sponsored Ad

Nếu hôn nhân không hạnh phúc thì việc duy trì không phải là một giải pháp tốt, ảnh: DSD

Sponsored Ad

Biết cuộc sống không hạnh phúc nhưng chị V. T. N. ở xã Văn Tố (Tứ Kỳ) vẫn chấp nhận sống với anh H. V. H. Chị N. cho biết 2 người lấy nhau khi đã cứng tuổi nên không có nhiều thời gian tìm hiểu. Khi về chung sống, mỗi người có quan điểm, thói quen, sở thích khác nhau, có những điểm không thể dung hòa.

Nhiều lần chị N. cũng tâm sự, chia sẻ việc cơ quan, gia đình với chồng nhưng đều bị anh H. gạt đi, không để ý hoặc không ủng hộ những việc chị N. làm. Anh đi đâu, làm gì cũng không nói cho chị biết hoặc khi đi đâu xa chỉ gọi hỏi thăm 2 con mà không hỏi thăm vợ. Dần dần thành thói quen, chị N. co mình lại, không tìm sự hỗ trợ, chia sẻ từ chồng.

Sponsored Ad

“Nhiều lúc tôi thấy cuộc sống ngột ngạt bởi không có ai chia sẻ, tâm sự. Đã có lúc tôi nghĩ đến ly hôn nhưng để tìm 1 lý do chính đáng thì không có. Với lại ly hôn, con cái sẽ khổ, cháu có bố thì không có mẹ và ngược lại nên âm thầm chịu đựng”, chị N. nói.

Sponsored Ad

Xã hội hiện đại ngày càng xuất hiện nhiều những cuộc hôn nhân trắng, ảnh: dSD

Hệ quả đáng sợ từ những cuộc hôn nhân trắng mà chính người trong cuộc cũng khó ngờ đến

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân trắng có thể là do bất đồng quan điểm trong lối sống, khác nhau về văn hoá, chênh lệch trình độ, kinh tế khó khăn, yêu nhanh, cưới vội, bạo lực gia đình, thiếu kỹ năng ứng xử…

Hôn nhân không hạnh phúc nhưng nhiều người vẫn chọn duy trì thì đây không phải là giải pháp hiệu quả. Theo chị Nguyễn Phương Lan, Phòng Quản lý văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), hôn nhân phải được xây dựng trên nền tảng của sự yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, gắn kết và tôn trọng nhau.

Sponsored Ad

Không có những điều trên thì không khí gia đình nặng nề, ngột ngạt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của các thành viên, đánh mất giá trị bản thân trong cuộc sống. Vợ chồng không được cảm thông, chia sẻ vất vả sẽ bức bối, bực dọc, thậm chí trầm cảm.

Đặc biệt, con cái tương lai sẽ trở thành những đứa trẻ sống thờ ơ, lạnh lùng như cách bố mẹ ứng xử với nhau, sống thiếu thương yêu và trách nhiệm với người xung quanh vì nguyên tắc vàng trong đời sống gia đình là “bố mẹ hòa thuận, hạnh phúc thì con cái mới thấy hạnh phúc”…

Hôn nhân trắng có thể dẫn tới hậu quả khôn lường, ảnh: DSD

Chia sẻ vấn đề này, anh H. V. H. (TP Hải Dương) cho biết vì sống không có tình yêu nên ngôi nhà như nhà trọ. Nhà bẩn không ai dọn dẹp, bữa cơm chung cũng lặng lẽ, ốm đau cũng không hỏi thăm, chăm sóc nhau hay việc riêng của mỗi gia đình cũng không can thiệp. “Khi mẹ tôi bị ốm thì cô ấy đưa cho vài triệu bảo biếu bà chứ cũng không hỏi xem bà bị ốm ra sao. Tôi thấy thật sự mệt mỏi, nhiều lúc không muốn về nhà nữa bởi lạnh lẽo, không có tiếng cười nói, niềm vui”, anh H. chia sẻ.

Xây dựng đời sống hôn nhân, gia đình là một nghệ thuật, ai cũng cần học hỏi. Để hạnh phúc, trước khi bước vào đời sống hôn nhân cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, cần tham gia các lớp học tiền hôn nhân hoặc đọc sách, tài liệu, trang bị những kỹ năng cơ bản nhất. Cần trao đổi với đối phương về công việc, quan điểm sống, mong muốn của cá nhân với mỗi sự việc để nhận được sự cảm thông, chia sẻ.

Bên cạnh đó, cũng phải chuẩn bị điều kiện vật chất như nhà cửa, công việc ổn định. Và đặc biệt, khi mâu thuẫn nhen nhóm thì 2 người phải bình tĩnh, gạt bỏ cái “tôi” để tìm tiếng nói chung. Có như vậy, cuộc sống hôn nhân mới hạnh phúc, bền vững.


Bạn có thể cũng thích bài viết này