Dấu hiệu cảnh báo chức năng thận bị suy giảm
Khi các chức năng của thận trở nên suy yếu, nhiều bệnh lý có thể xuất hiện như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, ung thư thận…
Thận được xem là một trong 5 cơ quan quan trọng nhất đối với sức khỏe con người, tương ứng với ngũ tạng là tâm - can - tỳ - phế - thận. Theo đó, thận đảm nhận chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.
Bên cạnh đó, thận còn có nhiệm vụ điều tiết nồng độ chất điện giải, kiểm soát huyết áp và tham gia điều tiết sản sinh hồng cầu. Ngoài ra, thận còn giúp cơ thể tái hấp thu nước, các axit amin và sản xuất ra các hormon điều hòa cơ thể. Nếu chức năng thận kém đi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ bài tiết, gây ra hàng loạt các dấu hiệu bất thường.
Sponsored Ad
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh suy thận (thận mạn) ở Việt Nam chiếm khoảng 10% dân số (hơn 10 triệu người mắc), với khoảng 8.000 ca mắc mới mỗi năm.
Dấu hiệu suy thận dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác ở đường tiết niệu. Do đó, người dân cần có kiến thức nhận biết sớm để chủ động thăm khám, nhận sự tư vấn và điều trị kịp thời, đúng cách, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
Sponsored Ad
Dấu hiệu bất thường trên cơ thể cảnh báo chức năng thận suy bị suy giảm. Ảnh minh họa
Đau lưng
Suy thận có thể dẫn đến đau lưng. Vị trí đau thường sâu và nằm ngay dưới lồng xương sườn hoặc lan sang vùng háng, hông. Theo các chuyên gia y tế, cơn đau do suy thận dễ kèm với cảm giác ốm yếu, nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên.
Ngoài đau lưng, bệnh thận cũng gây mất cân bằng điện giải, dẫn đến triệu chứng đau cơ hoặc cảm giác như kim châm ở tay và chân.
Hen suyễn
Thận là cơ quan có chức năng “nạp” khí, nếu thận hư sẽ không thể “tích” khí, dẫn đến tình trạng thở khó thở, thở khò khè. Nguy hiểm hơn, cùng với triệu chứng hen suyễn, bệnh nhân còn có thể xuất hiện triệu chứng vã mồ hôi lạnh.
Sponsored Ad
Rối loạn về sinh dục
Đông y cho rằng thận là nơi chứa tinh. Thận âm và dương đóng vai trò tương trợ và chế ngự lẫn nhau để duy trì sự cân bằng sinh lý bình thường cho cơ thể. Một khi sự cân bằng vốn có này bị phá vỡ hoặc chức năng thận suy giảm thì hậu quả thường dẫn đến hiện tượng rối loạn chức năng sinh dục như xuất tinh sớm, các bệnh về tinh dịch, mộng tinh, liệt dương...
Hoa mắt, mất ngủ, gặp ác mộng nhiều: Là các dấu hiệu thận yếu thường gặp.
Tiểu nhiều về đêm
Các biểu hiện như tiểu đêm nhiều, đái dắt, đái buốt, nước tiểu đổi màu là biểu hiện phổ biến của bệnh thận hư. Do đó, khi gặp các hiện tượng này, bạn cần đến bệnh viện xét nghiệm nước tiểu, khám sức khỏe ngay lập tức để có thể phát hiện bệnh sớm.
Sponsored Ad
Chóng mặt, ù tai
Rất nhiều bệnh nhân thận yếu có cảm giác chóng mặt, đi đứng loạng choạng, buồn nôn..., kèm theo đó là tình trạng ù tai, là những dấu hiệu thận yếu liên quan đến thiếu máu não. Nếu triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể khiến cho tai bị điếc.
Táo bón
Tuy bệnh sinh táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường, song cội nguồn sâu xa lại là do chức năng thận kém gây nên. Nguyên nhân là vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc phải thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được vai trò cố hữu của nó.
Sponsored Ad
Tóc khô xơ, dễ rụng
Chức năng thận tốt hay xấu có thể biểu hiện qua tóc. Khi chức năng thận suy giảm sẽ làm cho protein trong cơ thể bị mất đi trong nước tiểu. Trong khi đó, các nang tóc được cấu tạo từ hầu hết là protein. Đồng thời cần duy trì dưỡng chất này để bảo vệ và kích thích mọc tóc. Do đó, khi thận suy yếu có thể gây ra tình trạng thiếu chất trên tóc. Từ đó khiến dưỡng chất nuôi tóc bị giảm sút và làm tóc bị gãy rụng, khô xơ.
Da khô, thường xuyên ngứa ngáy
Thận cũng có khả năng kích thích hoạt động của vitamin D, cần thiết cho sức khỏe của xương. Khi chức năng thận bị suy giảm, sự mất cân bằng dinh dưỡng, khoáng chất trong cơ thể lâu dần cũng dẫn đến các bệnh lý về da, xương. Do đó, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy do phát ban, da khô. Tình trạng này có thể xuất hiện khắp cơ thể, nhưng thường tập trung ở sau lưng, mặt và cánh tay.