Ghen tuông có phải là dấu hiệu của tình yêu?
Nhiều người cho rằng "có yêu thì mới có ghen". Hiểu một cách đơn giản, chúng ta thường tin rằng tình yêu là cơ sở duy nhất và cũng là lý do chính đáng chẳng thể phủ nhận để cảm giác ghen tuông trồi lên trong tâm tưởng. Nhưng trong một số trường hợp, điều này chưa hẳn đã đúng.
Ghen tuông là tình yêu?
Khi trong một mối quan hệ, một người cảm thấy bất an, lo lắng về tình cảm của đối phương, dù là thực tế hoặc tưởng tượng hoặc từ người thứ ba, trạng thái ghen tuông sẽ xảy ra.
Chia sẻ trên Psychology Today, tiến sĩ Karen Stollznow của Đại học New England (Australia) cho biết, ghen tuông có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào đó trong hầu hết các mối quan hệ nhưng thường là tạm thời.
Ghen tuông có nhiều mức độ. Ở mức độ nhỏ, ghen tuông cho thấy đối tác yêu và không muốn người yêu, bạn đời ở bên bất kỳ ai khác.
Sponsored Ad
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ghen tuông có thể không lành mạnh. Không ít người bị ám ảnh và luôn lo sợ đối phương không chung thủy dẫn đến những phản ứng quá mức như như chiếm hữu, quản lý mọi mối quan hệ của đối phương, thậm chí theo dõi mọi hoạt động, rình mò điện thoại, máy tính.
Nhiều trường hợp, những người ghen tuông mù quáng có thể liên tục thẩm vấn đối tác và liên tục cáo buộc họ ngoại tình, ngay cả khi nghi ngờ này không có bằng chứng. Nghiêm trọng hơn, sự ghen tuông mù quáng có thể trở thành chứng hoang tưởng, ảo tưởng, ám ảnh. Điều này có thể đi kèm với những cơn giận dữ, thù địch và bạo lực bùng phát do nhận thức bị phản bội.
Sponsored Ad
Theo Jana - Chuyên gia Tâm lý học đến từ Đại học Sydney (Úc), hiện tượng ghen tuông thái quá có thể xuất phát từ một người không có sự tự tin trong tình yêu hay từng bị lừa dối trong quá khứ dẫn đến nhạy cảm quá mức.
Khi ghen tuông trở thành bệnh lý, còn được gọi là ghen tuông ảo tưởng hoặc ghen tuông bệnh hoạn, nó được khoa học gọi là "hội chứng Othello". Như tên gọi, căn bệnh được lấy cảm hứng từ nhân vật Othello của Shakespeare - người đã sát hại vợ mình là Desdemona vì tin rằng cô không chung thủy.
Kiểu ghen tuông này thường xảy ra khi có các tình trạng sức khỏe tâm thần, bao gồm rối loạn ảo tưởng, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách ranh giới hoặc tự luyến, rối loạn lưỡng cực và các rối loạn tâm trạng khác.
Sponsored Ad
Ảnh minh họa
Dấu hiệu của người ghen tuông mù quáng
Sponsored Ad
Theo Newsnpr, có 4 dấu hiệu của người ghen tuông quá mức cần tránh xa.
Chỉ muốn giữ người yêu cho riêng mình
Theo một cuộc khảo sát tại Anh cho thấy, rất nhiều người thường xuyên đề nghị hay yêu cầu bạn đời của mình phải từ bỏ bạn bè, rút lui khỏi công việc, trường học hoặc các mối liên hệ với gia đình,... Bởi họ cảm thấy “cần được ở gần và có nhiều thời gian với người mình yêu”. Họ có thể trở nên hờn giận, quở trách khi bạn đời không nghe theo những đề nghị ấy.
Thế nhưng, mỗi người luôn cần thời gian để dành cho những mối quan hệ khác, cũng như theo đuổi những sở thích khác, mà không phải cảm thấy tội lỗi với bất kì ai về điều đó.
Sponsored Ad
Muốn kiểm soát toàn bộ quyền riêng tư của đối phương
Một số người luôn cởi mở với bạn đời của mình về mọi thứ, dù là những điều riêng tư nhất, đồng thời họ cũng mong muốn điều tương tự. Những người này thường không muốn có bí mật giữa hai người yêu nhau. Vậy nên, họ yêu cầu bạn đời của mình phải cung cấp mật khẩu mọi tài khoản từ mạng xã hội cho đến email…
Họ muốn được kiểm tra tin nhắn, đôi lúc sẽ ghen tuông và cáo buộc những điều không có thật bằng sự suy diễn của họ. Tuy nhiên, những điều này không phải tình yêu, mà là sự thống trị và kiểm soát quá mức.
Sponsored Ad
Ảnh minh họa
Phải luôn báo cáo về tất cả mọi thứ
Những người có xu hướng ghen tuông quá mức, thường luôn muốn biết người yêu của họ đang làm gì, ở cùng với ai,... kiểm soát mọi thứ, mọi lúc, mọi nơi. Khi người bạn đời không ở bên, họ thường xuyên gọi điện, nhắn tin... và bắt buộc phải được phản hồi ngay lập tức. Thậm chí một số người còn yêu cầu người yêu mình bật hết các ứng dụng định vị, để kiểm soát được lịch trình hàng ngày.
Sponsored Ad
Trên thực tế, việc yêu cầu nhắn tin hay gọi điện trong những tình huống muốn biết họ đang an toàn hay không là điều bình thường. Tuy nhiên, việc theo sát mọi hành động của người yêu 24/24 lại là điều không bình thường chút nào. Việc kiểm soát quá đà sẽ "bóp nghẹt" một mối quan hệ.
Luôn xuất hiện ở mọi nơi dù không được mời
Một dấu hiệu chắc chắn cho thấy nửa kia đã đạt đến đỉnh điểm của sự ghen tuông tiêu cực đó là việc bắt đầu gắn bó với người yêu của mình như keo dán. Họ ghét phải xa người yêu mình và có xu hướng xuất hiện ở bất cứ đâu mà bạn gái/bạn trai mình đang hiện diện dù không được mời.