Cảnh báo tình trạng đột quỵ gia tăng vào ban đêm
Nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ vào ban đêm sẽ giúp xử trí, cấp cứu người bệnh kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Biến đổi khí hậu đang dẫn đến sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm cả những đêm cực nóng, thường được gọi là đêm nhiệt đới. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Alexandra Schneider cho thấy tác động của nhiệt độ ban đêm đến nguy cơ đột quỵ, mức độ nhiệt độ cao vào ban đêm gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe. Điều này rất quan trọng vì biến đổi khí hậu đang khiến nhiệt độ ban đêm tăng nhanh hơn nhiều so với nhiệt độ ban ngày.
Sponsored Ad
Ảnh minh họa
Nhiệt độ ban đêm có nguy cơ đột quỵ cao
Trong nghiên cứu của họ đã phân tích dữ liệu từ Bệnh viện Đại học Augsburg - Khoa Thần kinh học đã thu thập dữ liệu về khoảng 11.000 ca đột quỵ trong 15 năm. Phân tích cho thấy nhiệt độ cực cao vào ban đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 7%.
Tiến sĩ Cheng He cho biết: “Người cao tuổi và phụ nữ đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh, chủ yếu là đột quỵ với các triệu chứng nhẹ được chẩn đoán tại phòng khám sau những đêm nắng nóng và hệ thống chăm sóc sức khỏe là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu rủi ro do nhiệt độ ban đêm tăng cao.
Sponsored Ad
Giáo sư Michael Ertl, người đứng đầu Đơn vị Đột quỵ và nhóm làm việc về thần kinh mạch máu tại Bệnh viện Đại học Augsburg - tại Đức nhấn mạnh: "Từ năm 2006 đến năm 2012, những đêm nắng nóng đã gây ra thêm hai cơn đột quỵ mỗi năm ở khu vực nghiên cứu; từ năm 2013 đến năm 2020 mỗi năm có thêm 33 trường hợp".
Cách phòng ngừa đột quỵ vào ban đêm
Các biện pháp phòng ngừa dưới đây được thực hiện càng sớm thì càng tốt, đặc biệt là phù hợp với thời tiết nắng nóng của những ngày hè.
Dinh dưỡng hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối sẽ giúp giảm thiểu các tác nhân gây nên đột quỵ. Tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất là 4 nhóm dưỡng chất cần có trong khẩu phần ăn. Theo đó, nên chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá nhiều 1 nhóm chất và cần kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể để tránh tình trạng thừa cân. Bên cạnh đó là không bỏ bữa, giảm ăn mặn, hạn chế sử dụng các chất kích thích nhằm ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các tác nhân gây đột quỵ. Gợi ý một vài loại thực phẩm giúp phòng chống đột quỵ cực đơn giản mà bạn nên tăng cường trong khẩu phần ăn:
Sponsored Ad
+ Rau củ quả: Lượng vitamin và chất xơ dồi dào có trong nhóm thức ăn này giúp giãn mạch máu, hạn chế xơ vữa động mạch. Đặc biệt trong táo và lê có tỉ lệ chất xơ và flavonoid cao, làm giảm nguy cơ đột quỵ.
+ Ưu tiên ăn các loại cá: Trong cá có các dưỡng chất tốt như phốt-pho, các acid béo không bão hòa, cholesterol... Theo các chuyên gia, những dưỡng chất này giúp triệt tiêu mảng xơ vữa bám trong thành mạch máu – tác nhân số 1 gây nên bệnh đột quỵ.
+ Socola đen và các loại hạt: Giúp ích cho việc cải thiện sức khỏe của mạch máu đặc biệt là giúp giảm xơ vữa mạch.
Sponsored Ad
Ngoài ra, với những người đã có tiền sử bệnh nền như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch... càng cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lý theo hướng dẫn trên.
Sống lạc quan
Stress, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân hình thành các tác nhân gây đột quỵ. Căng thẳng sẽ khiến bạn hình thành nên thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, bia, mất ngủ kéo dài. Điều đó dễ gây cao huyết áp, mất ngủ và tuần hoàn máu không lưu thông tốt.
Theo TS.BS. tim mạch Alan Rozanki - thành viên nhóm nghiên cứu BMRI (Viện nghiên cứu y khoa Berghofer của Úc) cho rằng, những người sống lạc quan thường có sức khỏe tốt. Sự lạc quan giúp họ duy trì lối sống tích cực, hạn chế các tác nhân dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, hãy giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
Sponsored Ad
Uống đủ nước
Trong mùa nắng nóng, cơ thể mất nước nhanh chóng. Hãy uống đủ nước và đảm bảo cung cấp đủ lượng chất lỏng cho cơ thể. Tránh uống đồ uống có cồn và nhiều đường và tránh quá uống nước trong một lần.
Tuyệt đối không tắm đêm
Để phòng ngừa tai biến đột quỵ, đặc biệt là người trung niên và người cao tuổi nên tắm sớm không nên tắm sau khi tập thể dục hay tắm đêm bởi thời gian này rất dễ bị đột quỵ thậm chí là tử vong nếu không sơ cứu kịp thời.
Điều trị các bệnh liên quan
Các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ trong máu... là các tác nhân nghiêm trọng dễ gây ra đột quỵ. Tỷ lệ những người mắc bệnh như trên rất nhiều. Tuy nhiên có khá nhiều người chủ quan, bỏ qua dấu hiệu bệnh, đến khi bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến biến chứng tai biến mạch máu não. Chính vì vậy, điều trị tốt các bệnh lý liên quan cũng là cách phòng ngừa tai biến đột quỵ.
Tóm lại, để phòng tránh đột quỵ trong mùa nắng nóng, hãy tập trung vào việc điều chỉnh lối sống, uống đủ nước, điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng trang bị bảo vệ và theo dõi thời tiết. Nếu gặp triệu chứng của đột quỵ do nắng nóng, hãy sơ cứu kịp thời và đúng cách hoặc đưa người bị đột quỵ đến bệnh viện gần nhất để được chăm sóc y tế chuyên nghiệp.