Nữ công nhân bị khăn quàng cổ kẹt vào băng chuyền
Chiếc khăn quàng cổ của nữ công nhân này bị mắc kẹt vào băng chuyền trong một nhà máy ở Tây Ban Nha, khiến bà tử vong thương tâm.
Báo Tri thức & Cuộc sống ngày 17/01/2025 đưa thông tin với tiêu đề: “Nữ công nhân chết thảm vì khăn quàng cổ kẹt vào băng chuyền” cùng nội dung như sau:
Daily Mail đưa tin, vụ nữ công nhân tử vong do khăn quàng cổ mắc kẹt vào băng chuyền xảy ra tại một nhà máy ở thị trấn El Campillo, Tây Ban Nha, vào ngày 16/1.
Các dịch vụ khẩn cấp đã nhận được tin báo vào khoảng 7h30 sau khi người phụ nữ 55 tuổi được phát hiện nằm bất tỉnh trên mặt đất trong nhà máy.
Sponsored Ad
Lực lượng y tế, cứu hộ nhanh chóng đến hiện trường. Bất chấp nỗ lực hết sức của họ để cứu mạng người phụ nữ, nạn nhân vẫn không qua khỏi, được tuyên bố đã tử vong.
Sponsored Ad
Ảnh minh họa: Europa Press/Getty Images.
Theo kênh truyền hình Tây Ban Nha Antena 3, Trung tâm Thanh tra Lao động và Phòng ngừa Rủi ro Nghề nghiệp đang điều tra vụ việc.
Các báo cáo địa phương cho biết kết quả khám nghiệm tử thi sẽ được công bố sau.
Vụ việc kinh hoàng này xảy ra gần một năm sau khi bà Jasbir Sahota, 52 tuổi, một nhân viên bốc xếp hành lý tại sân bay Heathrow, London (Anh), bị tổn thương não sau khi chiếc khăn quàng cổ của bà bị kẹt vào máy móc và kéo đi trên băng chuyền.
Vào tháng 3/2023, Antonio Campo, một cụ ông 91 tuổi sống tại thị trấn Acate của Italy, đã bị chính chiếc khăn quàng cổ của mình siết cổ đến chết sau khi nó bị vướng vào máy khoan điện mà ông đang sử dụng khi tự sửa chữa tại nhà.
Sponsored Ad
Hơn 10 năm trước, một em bé 5 tháng tuổi bị đè chết trên băng chuyền hành lý tại sân bay Alicante ở Tây Ban Nha.
Trước đó, báo Người lao động ngày 23/03/2024 cũng có bài đăng với thông tin: “Nữ công nhân “ôm nợ” sau khi bị lừa ra nước ngoài làm việc”. Nội dung được báo đưa như sau:
Chị K. và chồng trước đây đều làm công nhân cho một công ty sản xuất bao bì ở quận Bình Tân, TP HCM nhưng thu nhập thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Năm 2018, do muốn thoát cảnh nghèo, chị đã tìm hiểu về xuất khẩu lao động và được bạn bè giới thiệu cho một người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước Nga.
Sponsored Ad
Sau khi làm quen, người này hứa sẽ giới thiệu cho chị một công việc làm thợ may tại xưởng may của người quen ở Nga, thời gian đi hợp tác lao động là 3 năm với mức lương từ 15 triệu đồng – 20 triệu đồng/tháng nếu không có tay nghề, khi đã có tay nghề thì thu nhập sẽ tăng từ 20 triệu đồng – 30 triệu đồng/tháng.
Ban đầu chị cũng khá lo lắng vì kinh tế eo hẹp lại không biết tiếng nhưng người này hứa sẽ lo toàn bộ giấy tờ, chi phí ban đầu sang Nga làm việc cũng như sắp xếp nơi ăn chốn ở cho chị trong thời gian ở nước ngoài. Điều kiện là chị phải dùng toàn bộ tiền lương trong 12 tháng đầu làm việc để trả phí cho họ.
Sponsored Ad
Nghĩ người quen giới thiệu lại không mất phí ban đầu nên chị đồng ý. Không mất phí nhưng không thể tay trắng ra nước ngoài, chị K. đi vay mượn người thân một khoản tiền để phòng hờ những trường hợp rủi ro.
Sponsored Ad
Trở về sau thời gian bị lừa ra nước ngoài làm việc, cuộc sống gia đình chị Trần Mỹ K. rất chật vật.
Những tưởng cuộc sống tốt đẹp đã mở ra nhưng sang đến Nga, chị K. “vỡ mộng” hoàn toàn. Vừa đến nơi, toàn bộ giấy tờ của chị bị chủ xưởng may thu giữ và đốt bỏ, mức thu nhập cũng không giống như hứa hẹn ban đầu mà chỉ rơi vào khoảng 500 USD/tháng; càng éo le hơn là visa của chị thuộc diện thăm thân nhân nên chỉ được lưu trú 90 ngày. Vì vậy, sau 3 tháng, chị rơi vào hoàn cảnh lưu trú bất hợp pháp và phải sống chui nhủi, cả ngày làm việc tại xưởng may dưới hầm, tối lại trở về phòng ngủ, gần như không được ra ngoài.
Sponsored Ad
Lúc ấy, biết mình bị lừa, chị đòi trở về Việt Nam thì phía xưởng may yêu cầu chị phải bồi thường chi phí làm giấy tờ, chi phí ăn ở… “Vì nghèo tôi mới phải bỏ lại chồng con, một thân một mình ra nước ngoài làm việc thì lấy tiền đâu để bồi thường nên đành cắn răng ở lại làm việc không công một năm để trả phí. Sau đó sẽ kiếm tiền mua vé máy bay trở về quê nhà” – chị thở dài.
Mãi cho đến khi xưởng may bị cảnh sát ập đến kiểm tra và phát hiện nhiều sai phạm, buộc phải tạm ngừng hoạt động, chị K. mới được “thả”, nhờ sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nga chị được trở về nước.
Chị nói: “Người ta đi xuất khẩu lao động thì gia đình phất lên, còn tôi lại ôm nợ. Sau khi về cũng là lúc dịch bùng phát mạnh khiến công việc bấp bênh, tôi xin đi làm công nhân trở lại nhưng lớn tuổi, khó xin việc phải làm thời vụ, lương bèo bọt, làm không đủ ăn nên mãi gần đây, tôi mới trả hết món nợ cũ. Giờ cứ nghĩ đến khoảng thời gian đó tôi lại thấy sợ hãi”.
Không riêng trường hợp của chị K., theo Sở LĐ-TB-XH TP HCM, hiện nhiều người xem tin tức trên mạng hoặc nghe giới thiệu miệng rồi ký hợp đồng tư vấn, dịch vụ mà nhầm tưởng đó là hợp đồng đưa đi làm việc ở nước ngoài, khiến họ tiền mất tật mang.
Sở LĐ-TB-XH TP HCM cảnh báo, để tránh bị lừa đảo, người dân phải tìm hiểu thông tin chính thống, kiểm tra, đối chiếu thông tin để xác định các cá nhân, tổ chức có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hay đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hay không?
Hiện trên địa bàn TP HCM có 11 trung tâm dịch vụ việc làm và trường nghề có bổ sung chức năng hoạt động dịch vụ việc làm, 131 doanh nghiệp có cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Danh sách này được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở LĐ-TB-XH TP HCM (sldtbxh.hochiminhcity.gov.vn). Người lao động có thể liên hệ các trung tâm hoạt động dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm để lựa chọn việc phù hợp.