Bảo mẫu vung tay với bé 6 tháng lĩnh án chung thân: Cái kết cho một con người không có tình người
Đây là thông tin chính thức về phiên tòa xét xử bảo mẫu khiến bé 6 tháng tuổi ‘ra đi mãi mãi’. Thông tin đã được đăng tải trên báo rồi. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Chính thức: Võ Thị Mỹ Linh, 31 tuổi, quê Đồng Tháp, bị phạt t.ù chung thân về hành vi với bé trai 6 tháng tuổi do quấy khóc khi ăn, thay tã, khiến cháu bé không còn nữa.
Cụ thể, chiều 4/9, Võ Thị Mỹ Linh bị TAND TP HCM tuyên phạm tội G/j/ế/t n/g/ư/ờ/i; buộc bồi thường cho gia đình bị hại gần 500 triệu đồng.
Sponsored Ad
Hình ảnh của Linh tại phiên tòa, ảnh: VNE
Theo HĐXX, hành vi của bị cáo đặc biệt nguy hiểm, phạm tội thuộc trường hợp bị hại dưới 16 tuổi, lệ thuộc mình. Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, nhân thân tốt… nhưng gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng nên cần xử lý nghiêm.
Cáo trạng xác định, do không có việc làm, để kiếm thêm thu nhập, Linh đăng thông tin trên Facebook nhận giữ trẻ (từ một đến 2 tuổi) tại nhà ở quận Bình Tân. Đầu tháng 1/2023, bé trai 6 tháng tuổi được cha mẹ mang đến gửi Linh trông giữ.
Trưa 10/1/2023, trong lúc Linh thay tã thì bé quấy khóc nên Linh đã tức giận, vung tay 2-3 cái vào đỉnh đầu bé. Một lát sau, khi uống sữa thì bé trai nhè ra nên bảo mẫu tiếp tục lập lại hành vi. Nạn nhân khóc nấc.
Sponsored Ad
Thấy bé trai có dấu hiệu bất thường, Linh gọi điện thoại cho mẹ cháu, nói dối rằng “con bị té võng”. Khi nạn nhân tím tái, Linh hoảng sợ gọi gia đình đưa đi cấp cứu trong tình trạng tim ngừng thở.
Ngày hôm sau, người cha nghi ngờ con mình bị vung tay nên trình báo công an. Nhà chức trách vào cuộc, mời lên làm việc, Linh thừa nhận hành vi phạm tội.
Cháu bé được phẫu thuật xuất huyết não, điều trị tích cực, song tình trạng luôn nguy kịch, hôn mê sâu, tổn thương não gần như hoàn toàn. Sau 7 tháng điều trị, đến tháng 8/2023, cháu bé đã ra đi mãi mãi.
Sponsored Ad
Linh thừa nhận sai lầm và xin được giảm nhẹ, ảnh: DSD
Tại tòa hôm nay, Linh thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu. Cô ta nói biết trẻ em dưới một tuổi phần đỉnh đầu còn non, chưa phát triển hoàn thiện nhưng do quá tức giận, không làm chủ được bản thân mà có hành vi sai trái.
Sponsored Ad
“Trong thời gian bị tạm giam bị cáo rất hối hận về hành vi của mình”, Linh nói và cho biết bản thân không có kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ, không được cơ quan chức năng cấp phép về việc giữ trẻ.
Được mời đến tòa, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố (nơi bé trai điều trị) cho biết, cháu bé nhập viện trong tình trạng đã mất lâm sàng và điều trị một thời gian thì bệnh nhân không qua khỏi.
Cũng tham gia phần xét hỏi, giám định viên cho rằng việc bị cáo dùng tay tác động vật lý vào đỉnh đầu cháu bé có thể gây ra chấn thương não và lấy đi sự sống của bé.
Sponsored Ad
Đại diện gia đình cháu bé yêu cầu Linh bồi thường chi phí điều trị, mai táng và 100 tháng lương cơ sở (tương đương 234 triệu đồng). Ban đầu, bị cáo Linh phân trần hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng sau khi nghe HĐXX phân tích, giải thích thì cô ta đồng ý mức bồi thường này.
Tự bào chữa, Linh khóc nức nở và xin HĐXX cho mình được hưởng án nhẹ, sớm trở về làm lại cuộc đời và chăm sóc con nhỏ.
Mời bà con đọc thêm thông tin: Nếu không phải là người yêu mến trẻ em, xin đừng chọn làm nghề giáo viên mầm non
Nghề giáo viên cao quý là một trong những nghề rất cao quý, được xã hội tôn trọng nhưng bên cạnh đó là rất nhiều khó khăn, vất vả phải trải qua. Vì vậy chỉ khi bạn là người yêu mến nghề nghiệp, có nhiệt huyết và đặc biệt là yêu quý học sinh thì mới trở thành giáo viên thực thụ được. Khi các học sinh gặp bất cứ vấn đề gì, dù là việc học tập hay việc riêng thì bạn phải luôn hỗ trợ và giúp các em mỗi khi các em cần. Tôn trọng và tương tác để hiểu nhiều hơn về học sinh của mình.
Sponsored Ad
Để trở thành một giáo viên mầm non tốt, trước hết bạn cần phải yêu nghề, yêu trẻ nhỏ bởi chính bạn là tấm gương hàng ngày của trẻ em. Động lực để gắn bó và thực hiện các công việc chăm sóc trẻ nhỏ hàng ngày của các giáo viên mầm non đó chính là sự yêu mến trẻ.
Một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động trong lĩnh vực sư phạm của giáo viên đó là sự yêu mến trẻ nhỏ và lòng nhiệt huyết yêu nghề. Bởi sư phạm mầm non là ngành mang tính chất đặc thù, có rất nhiều khó khăn, nếu như không thực sự yêu nghề, bạn sẽ rất khó có thể vượt qua được thử thách.
Phẩm chất và năng lực giáo viên mầm non không thể thiếu là gì? Đó chính là sự kiên trì, nhẫn nại. Sự nhẫn nại sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng gần gũi với các bé hơn; việc này giúp trẻ không còn thấy sợ mà sẽ có cảm giác vui hơn khi mỗi ngày được đi đến trường.
Đặc biệt ở giai đoạn mầm non, thì hầu hết trẻ đều cư xử theo bản năng,. Thích làm những gì mà mình muốn, thích khám phá nhưng lại chưa có được suy nghĩ logic. Do đó, nếu là một giáo viên mầm non bạn cần phải kiên nhẫn và hướng trẻ dần dần có suy nghĩ đúng đắn hơn.