Đã xác định được danh tính 8 nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông bất ngờ bị sập khiến 8 người mất tích, 3 người bị thương và 10 phương tiện bị rơi xuống sông. Hiện đã xác định được danh tính các nạn nhân mất tích.
Cụ thể, các nạn nhân được xác định gồm Nguyễn Thị Lan (SN 2005, Vạn Xuân, Tam Nông), Nguyễn Hà Chi (SN 2005, Đắk Nông), Dương Công Chiến (SN 1981, Dân Quyền, Tam Nông), Hà Quốc Chí (SN 1986, Chu Hóa, Việt Trì), Lương Xuân Thành (SN 1968, Thạch Đồng, Thanh Thủy), Nguyễn Thị Hường (SN 1976, Thạch Đồng, Thanh Thủy), Nguyễn Thị Bích Hằng (SN 1988, Thụy Vân, Việt Trì) và Nguyễn Thị Yến (SN 1979, Sơn Vi, Lâm Thao).
Sponsored Ad
Vụ sập cầu Phong Châu khiến 8 người mất tích, 3 người bị thương.
Sponsored Ad
Ba người bị thương là Bùi Quý Trọng (SN 1991), Nguyễn Minh Hải (SN 1994) cùng trú lại xã Vạn Xuân, Tam Nông và Phan Trường Sơn (SN 1984, Hương Nộn, Tam Nông).
Hiện lực lượng chức năng đang tích cực tổ chức cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Tuy nhiên, do mực nước sông Hồng dâng cao, dòng nước chảy xiết, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Trước đó, vụ sập cầu Phong Châu xảy ra vào khoảng 10h sáng 9/9. Ngay khi nhận thông tin, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cùng các lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường tổ chức tìm kiếm, cứu nạn.
Những thiệt hại ban đầu cả về người và của bắt đầu được thống kê. Tính đến hiện tại, vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) làm 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị rơi xuống sông, nước cuốn trôi. Đây mới là báo cáo sơ bộ, còn con số chính xác về số người thương vong thì chưa có.
Sponsored Ad
Đặc biệt, có 3 nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu được đưa vào Trung tâm Y tế Tam Nông cấp cứu, chẩn đoán ban đầu chấn thương phần mềm. Hai người khác đang được chụp chiếu, xét nghiệm, hiện chưa xác định mức độ và tình trạng chấn thương.
Sponsored Ad
Khoảnh khắc chiếc ô tô lao xuống sông khi cầu sập được camera ghi lại, ảnh: CL
Sponsored Ad
Ông Phan Trường Sơn (50 tuổi, ở xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, Phú Thọ), một trong ba nạn nhân đi xe máy bị rơi xuống sông và may mắn thoát chết, bàng hoàng kể lại khi đang nằm điều trị tại Bệnh viện Tam Nông:
“Khi đang chạy xe trên cầu, tôi bỗng nghe thấy tiếng uỳnh uỳnh từ phía sau, cứ tưởng là nhịp cầu rung do ô tô nặng tải. Còn chưa kịp quay lại xem thì đã rơi xuống nước.
Cả người và xe lao xuống sông, có lẽ đã rơi xuống gần đáy. Tôi cố gắng nín thở để ngoi lên, lên đến mặt nước thì hết hơi, cũng xác định là không sống được. Ông Sơn bơi một đoạn thì bám vào một cây chuối trên sông và sau đó được người dân đi thuyền cứu đưa lên bờ.
Sponsored Ad
Anh Phan Trường Sơn kể lại giây phút kinh hoàng khi rơi xuống sông lúc cầu Phong Châu sập.
Sponsored Ad
Anh Triệu Ngọc Thư, một nhân chứng, kể lại lúc đi xe máy đến gần cầu, phía trước mặt có khoảng 3 chiếc ô tô, rồi cầu rung lắc và gãy đổ xuống sông.
“Sự việc diễn ra rất nhanh. Chỉ trong khoảng một phút cầu đã sập xuống và nước sông cuốn trôi đi”, anh Thư kể.
Người phụ nữ khóc ngất khi người thân bị mất tích. Ảnh: VNE
Chị An (ở xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn) trình báo hai người họ hàng mất tích. Chị đã cung cấp biển số, loại xe, tên tuổi nạn nhân cho lực lượng tìm kiếm, ảnh:VNE
Anh Bùi Quý Trọng – nạn nhân may mắn thoát cửa tử thần trong vụ sập cầu tại Phú Thọ, bàng hoàng kể lại giây phút định mệnh: “Tôi từ đi đầu cầu bên kia sang, còn khoảng 5m nữa là đến nhịp cầu đã bị đổ gãy như hiện tại. Khi đang lái xe, tôi cảm nhận được mặt cầu run nhẹ, chỉ 5 giây sau mọi thứ đã sụp đổ. Tôi lái xe máy nên không biết bám víu vào đâu nên bị rơi tự do. Thế nhưng, may mắn khi rơi xuống phần trụ bê tông của cầu nên thoát chết. Sau đó, được người dân giúp đỡ, kéo lên”.
Được biết, đi cùng xe với anh Quý Trọng là anh Nguyễn Minh Hải, cả hai đang trên đường đi làm thì tai nạn ập đến. Hai anh may mắn chỉ bị chấn thương phần mềm sau sự cố, về phương tiện đã bị hư hỏng nặng.
Là một nhân chứng tại hiện trường, ông Phan Văn Vinh (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) kể lại trên VTV: “Sau khi nghe tiếng động lớn, tôi chạy ra bờ sông xem có chuyện gì xảy ra thì thấy từ bên trên, phía cầu Phong Châu chảy xuống, có 4 đến 5 người đang vùng vẫy giữa dòng nước xiết. Có một cháu gái khoảng 20 tuổi lúc đó chỉ cách tôi khoảng hơn 10m, tôi định nhảy xuống cứu nhưng do nước chảy xiết, sóng lớn nên vợ tôi đã kéo tôi lại, chúng tôi không biết cách nào để cứu được cháu, chỉ biết chạy theo. Sau khi vùng vẫy giữa dòng nước khoảng gần 1 phút thì chúng tôi không nhìn thấy cháu nữa”.
Không chỉ có ông Vinh mà một số người dân ở khu vực gần đó khi nghe tiếng động chạy ra đều cảm thấy day dứt khi nhìn thấy các nạn nhân vùng vẫy giữa dòng nước xiết mà bất lực không thể làm được gì.
Anh Phan Trường Sơn (trú huyện Tam Nông, Phú Thọ) là 1 trong các nạn nhân may mắn được cứu ngay sau vụ sập cầu vẫn chưa hết sợ hãi kể khi nhớ lại thời khắc bị rơi xuống lòng sông lúc 10h sáng nay và trôi vài cây số trên sông trước khi được cứu sống.
Cụ thể, anh Sơn cho biết, khi đang đi trên cầu, anh nghe thấy tiếng “uỳnh uỳnh” rồi trong chớp mắt mình rơi tự do xuống sông.
“Rơi xuống sông, tôi thấy mình chìm rất sâu nên cố gắng ngoi lên mặt nước. Lúc đấy, mặc dù đã ngoi đến mặt nước nhưng tôi không dám nghĩ mình còn sống để trở về vì nước chảy quá xiết”, báo Dân Trí dẫn lời anh Sơn kể và cho biết sau đó anh may mắn bám vào được một cây chuối. Sau 4-5km trôi theo dòng nước, anh được người dân đi thuyền ra cứu.
Báo cáo nhanh từ UBND tỉnh Phú Thọ
Đến 19h, UBND tỉnh Phú Thọ đã có báo cáo ban đầu về sự cố sập cầu Phong Châu. Theo báo cáo của tỉnh, thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu. Trong đó xác định gồm có: 1 xe ô tô tải, 2 xe ô tô đầu kéo, 6 xe mô tô, 1 xe máy điện; 8 người mất tích; đã cứu, đưa 3 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế.
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang khẩn trương tập trung rà soát, xác định chính xác số lượng người và phương tiện gặp nạn, phối hợp với Quân khu 2, thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc rà soát các tuyến sông phía hạ lưu để tiếp tục tìm kiếm người mất tích.
Đồng thời, lực lượng chức năng cũng chuẩn bị phương án tìm kiếm cứu nạn khu vực chân cầu khi điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn.
Tỉnh cũng sẽ tăng cường thông tin tuyên truyền sâu rộng đến người dân về tình hình sự cố, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng xuyên tạc, thông tin sai sự thật.
Ông Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội có mặt tại hiện trường vụ tai nạn cũng đã yêu cầu tỉnh Phú Thọ và lực lượng chức năng nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ các nạn nhân và đề xuất việc triển khai các thiết bị quan sát, trong đó có việc sử dụng thiết bị bay UAV.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ thành lập Tổ tiếp nhận thông tin khẩn cấp 24h/24h tại 3 địa chỉ sau:
1. Công ty quản lý đường bộ tỉnh phú Thọ, số 115, khu 22, xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại cán bộ tiếp nhận: 0913.282.825 (Trung tá Trần Phương).
2. Trạm xăng dầu Công ty TNHH Huy Hoàng, địa chỉ: khu 5, xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại cán bộ tiếp nhận: 0989.246.129 (Đại úy Nguyễn Mạnh Hưng).
3. Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ, số 216 đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại cán bộ tiếp nhận: 0919.333.689 (Thiếu tá Nguyễn Xuân Kha).