Sai lầm khi tập thể dục khiến nhanh lão hoá, tổn thương xương khớp

Các chuyên gia cho biết, những cấm kỵ sau đây nhất định phải tránh khi tập thể dục hay vận động mạnh để có sức bền và đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Tập thể dục là để nâng cao sức khỏe. Nếu kế hoạch tập luyện của bạn không mang lại hiệu quả như mong đợi hoặc gây mệt mỏi, chán nản thì cần xem lại cách luyện tập và sinh hoạt của bạn đã đúng chưa.

Sai lầm khi tập thể dục khiến nhanh lão hoá, tổn thương xương khớp  

Sponsored Ad

 "Điểm" những sai lầm khi tập thể dục khiến nhanh lão hoá, tổn thương xương khớp. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số sai lầm khi tập thể dục khiến lão hóa nhanh, tổn thương xương khớp:

Tập sai tư thế

Các tư thế tập luyện sai có thể gây chấn thương cho cơ thể. Ví dụ như các bài tập yoga, tập sai tư thế có thể gây gù lưng, tổn thương cột sống, đi lại rất dễ bị ngã.

Hay đi bộ mà lưng và đầu chúi xuống đất sẽ khiến các kinh mạch không thể giãn ra, cơ thể không nhận được lượng oxy cần thiết khiến con người rơi vào trạng thái căng thẳng, khiến não phải làm việc quá sức và ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Sponsored Ad

Tập thể dục quá nhiều trong một ngày

Chạy bộ buổi sáng, bơi buổi trưa, tập yoga buổi tối... lịch tập dày đặc, đáng ngưỡng mộ này tưởng chừng rất tốt nhưng thực tế lại gây hại cho làn da, xương khớp và tim mạch.

Khi cơ thể vận động quá nhiều sẽ gây mất nước, khiến độ đàn hồi của da giảm và các nếp nhăn sẽ xuất hiện nhanh.

Ngoài ra, theo nghiên cứu được công bố năm 2013 của Tạp chí Tim mạch châu Âu, tập thể dục quá mức có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của hệ tim mạch, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình mắc chứng nhịp tim bất thường.

Sponsored Ad

Không bổ sung nước

Sau khi tập thể dục, mồ hôi đổ nhiều khiến cơ thể mất nước và mất các chất điện giải. Nếu không bổ sung nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, máu di chuyển chậm trong cơ thể khiến lâu lấy lại sức. Bên cạnh đó, cơ thiếu nước cũng dễ xảy ra tình trạng chuột rút và rối loạn hệ cơ bắp.

Chuyên gia dinh dưỡng thể hình cho biết, cứ giảm 0.5 kg sẽ cần bù vào cơ thể 500ml nước để đảm bảo các quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường.

Luôn căng thẳng khi tập thể dục

Nếu tập thể dục khi căng thẳng thì nhịp tim sẽ tăng cao, điều này gây thêm căng thẳng cho cơ thể, tăng nguy cơ chấn thương nhiều cơ quan và thậm chí gây tăng cân. Tuy nhiên, nếu biết điều hòa cảm xúc,có thể giải tỏa căng thẳng nhờ vận động. Vào những ngày này chỉ nên tập những bài nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ, chạy bộ ngoài trời.

Sponsored Ad

Ăn quá nhiều dinh dưỡng sau khi tập

Sau khi tập luyện với chế độ khắc nghiệt, bộ máy tiêu hoá của người tập vẫn chưa hoàn toàn bước về trạng thái bình thường. Vậy nên, nếu bổ sung quá nhiều dinh dưỡng sẽ gây quá tải cho đường ruột, dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, Đồng thời năng lượng nạp vào cơ thể không được giải phóng sẽ tích tụ thành mỡ thừa.

Tập khi bị ốm sốt

Nhiều người có thói quen tập thể dục mỗi ngày, dù cơ thể không được khỏe hoặc đang sốt nhưng vẫn cố gắng tập thể dục, nhưng điều này không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Nếu tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến cơ thể bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe.

Sponsored Ad

Bên cạnh đó, với người mắc những chứng bệnh mạn tính hoặc những bệnh nguy hiểm như suy tim, hen suyễn... thì cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu như có ý định luyện tập thể dục.

Tập thể dục mà không khởi động

Việc bạn tập thể dục mà không khởi động dễ gây ra nhiều biến chứng. Bởi vận động bất ngờ khi thực hiện các bài tập sẽ diễn ra đột ngột khiến cho lượng oxy và máu không được đưa kịp thời tới các cơ tham gia vận động. Điều này rất nguy hiểm vì nó có thể khiến cho các cơ không được vận hành đúng cách và gây tổn thương.

Cách tốt nhất là bạn hãy dành 5-10 phút để khởi động cho cơ thể nóng lên trước khi tập thể dục. Trước khi kết thúc tập luyện, tốt nhất phải căn cứ theo tình hình cơ thể cá nhân, bỏ ra từ 5-10 phút vận động nhẹ nhàng, để khiến nhịp tim trở lại bình thường.

Bạn có thể cũng thích bài viết này